Lý thuyết Elliott ra đời sớm từ khá
sớm và là một trong những lý thuyết được nghiên cứu và sử dụng phổ biến nhất.
Trong khuôn khổ bài viết này tôi chưa bàn đến việc đúng sai hay lý thuyết
Elliott có thể ứng dụng được hay không mà đưa ra một góc nhìn khác. Góc nhìn so
sánh Lý thuyết sóng Elliott và các mô hình cổ điển. Nếu lý thuyết sóng Elliott
có thể bao hàm cả các mô hình cổ điển khác thì việc nghiên cứu sóng Elliott sẽ
giúp cho không phải nghiên cứu một mớ các mô hình khác.
Các mô hình cổ điển được mô tả khá
chi tiết trong cuốn “Technical Analysis of Stock Trends” là cuốn sách được xem
như kinh thánh của của phân tích kỹ thuật của hai tác giả là Robert Edwards and
John Magee.
Mô
hình Vai-Đầu-Vai:
Đồ thị bên trái mô tả mô hình
H&S bởi Edward và Magee. Đồ thị bên phải mô tả lý thuyết sóng Elliott.
Chúng ta có thể thấy sóng 3 và sóng 4 hình thành vai trái, sóng 5 và sóng A
hình thành đầu, sóng B và sóng C hình thành vai phải. Như vậy chúng ta có thể
xem là mô hình Vai-Đầu-Vai nằm trong mô tả của lý thuyết sóng Elliott.
Mô hình vai đầu vai đảo ngược cũng tương tự như
vậy. Sóng A và sóng B hình thành vai trái, Sóng C và sóng 1 hình thành vai đầu,
sóng 1 và sóng 2 hình thành vai phải. Như vậy chúng ta tiếp tục thấy là mô hình
vai đầu vai đảo ngược cũng tiếp tục nằm trong mô hình của lý thuyết sóng
Elliott
Mô
hình tam giác:
Ngoại trừ chi tiết điểm break out
thì chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy mô tả mô hình tam giác của
Edward&Magee nằm trong mô tả của lý thuyết sóng Elliott. Mặc dù không mô tả
vị trí break out tuy nhiên mô hình correction trong lý thuyết Elliott lại đưa
ra những mô tả khác rất đáng chú ý mà trong mô tả của E&M không có như: Mô
tả chi tiết hình thái các sóng thành phần trong tam giác, tính target các sóng
thành phần trong tam giác, mô tả sóng tăng sau điều chỉnh trong mô hình tam
giác là sóng tăng cuối cùng…
Mô
hình Flag, Pennant:
Mô hình flag, pennant ( mô hình cờ
và cờ đuôi nheo) là hai mô hình được mô tương tự như là cờ đang bay trong sách
của E&M. Chúng ta có thể thấy những mô hình này là single zigzag, double
zigzag hay là triple zigzag trong lý thuyết sóng Elliott.
Mô
hình hai đáy, hai đỉnh:
E&M mô tả mô hình double top và
double bottom khá chi tiếp và theo mô tả của hai ông thì hai mô hình này hiếm gặp
trong thực tế. Trong một số trường hợp đặc biệt như sóng A ngắn so với sóng C,
sóng 5 ngắn so với sóng 3… thì chúng ta sẽ cũng thấy lý thuyết sóng mô tả mô
hình double top và double bottom.
Falling
wegde & rising wegde:
Mô hình cái nêm là mô hình dao động
trong hai đường thằng mà hai đường thằng này có xu hướng hội tụ vào nhau. Với
sóng correction thì mô hình cái nêm tương tự như mô hình tam giác nó có thể là
double zigzag, triple zigzag…với trường hợp rising wegde và falling wegde là
motive wave thì leading diagonal hoặc ending diagonal. Kinh nghiệm cá nhân tôi
thì nếu đã có hai sóng tăng trước đó và xuất hiện sóng tăng có mô hình rising
wegde (ending diagonal) thì luôn sẵn sàng tư thế thoát vị thế long.